Cao Thị Ngọc Dung được biết đến như một nữ doanh nhân thép trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, đá quý. Thế nhưng mấy ai biết cuộc đời bà đã trải qua đầy lần biến cố. Bài viết dưới đây 24htieusu.com sẽ bật mí trong bạn đọc nhé!
Cao Thị Ngọc Dung là ai ?
Cao Thị Ngọc Dung là một nữ doanh nhân người Việt Nam. Hiện bà đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).
Theo thống kê, vào năm 2017, Cao Thị Ngọc Dung có tài sản 663 tỉ đồng, người phụ nữ giàu thứ 8 ở Việt Nam.
Tạp chí Forbes cũng vinh danh bà Dung là 1 trong Top 50 người phụ nữ quyền lực nhất Châu Á, cùng với bà Nguyễn Thị Phương Thảo (VietJet Air), bà Mai Kiều Liên (Vinamilk) và bà Thái Hương (chủ tịch TH true milk).

Thông tin cơ bản về bà Cao Thị Ngọc Dung
Tên đầy đủ : Cao Thi Ngọc Dung
Ngày sinh : 8/10/1959
Cung hoàng đạo : Thiên Bình
Quốc tịch : Việt Nam
Nơi sinh : Quảng Ngãi
Nghề nghiệp : Doanh nhân
Giá trị tài sản ròng : 1138 tỷ đồng. Bà cũng nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng Đông Á.
Cha mẹ : Trần Thị Môn
Anh chị em : Cao Ngọc Duy, Cao Ngọc Hiệp, Cao Ngọc Hải, Cao Ngọc Huy, Cao Thị Ngọc Hồng, Cao Thị Ngọc Tâm.
Vợ/chồng : Trần Phương Bình
Con cái : Trần Phương Ngọc Thảo, Trần Phương Ngọc Giao, Trần Phương Ngọc Hà.

Tiểu sử
Tuổi thơ
Tuổi thơ bà Dung cũng như bao đứa trẻ khác, bà được sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả nhưng bà vẫn phải tham gia lao động và trải qua những khó khăn trong thời kỳ đất nước chiến tranh.
Học vấn
Gia đình bà Cao Thi Ngọc Dung có truyền thống làm kinh doanh từ lâu đời, chính vì điều này cũng ảnh hưởng đến đam mê của bà sau này. Đến năm 1979, bà thi đỗ và vào học tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Bà Dung cũng tốt nghiệp bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế thương nghiệp vào năm 1982.

Quá trình công tác
- Năm 2004 : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
- Năm 1990 : Giám đốc Trung tâm Tín dụng Phú Gia
- Năm 2004 đến tháng 04 năm 2018 : Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
- Năm 2005 đến năm 2011 : Chủ tịch HĐQT Công Ty CP Năng lượng Đại Việt
- Năm 1988 đến năm 2003 : Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
- Năm 1992 đến năm 1997 : Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Á
- Năm 1991 đến năm 1992 : Giám đốc Công ty Thương mại Phú Nhuận
- Năm 1985 đến năm 1987 : Trưởng Phòng Kế hoạch Công ty Nông sản thực phẩm Quận Phú Nhuận
- Năm 1983 đến năm 1985 : Công tác tại Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Phú Nhuận
Sự nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, bà Cao Thị Ngọc Dung bắt đầu công việc đầu tiên của mình tại Công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp Phú Nhuận. Từ năm 1984 – năm 1985, bà Dung là Phó phòng Kế hoạch Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Phú Nhuận sau một khoảng thời gian làm việc chăm chỉ, nỗ lực không ngừng.
Sau đó, năm 1985 -năm 1987, bà là Trưởng phòng kế hoạch Công ty Nông sản – Thực phẩm quận Phú Nhuận.
Đến năm 1988, Cao Thị Ngọc Dung được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Vào lúc đó, tài sản của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận tương đương với 7,4 lượng vàng.
Năm 1992 đến 1997, bà Dung tham gia vào ban lãnh đạo của ngân hàng Đông Á với chức vụ Chủ Tịch HĐQT.
Với tinh thần ham học hỏi và thái độ cầu toàn năm 1995, bà đã thuê chuyên gia nước ngoài từ hội đồng vàng thế giới để giúp PNJ nắm bắt những công nghệ mới. Đến năm 2006, bà là người đầu tiên ở Việt Nam mời chuyên gia nước ngoài. Đó là giám đốc sáng tạo công ty Richard Moore Asociate – Richard Moore (Mỹ) về Việt Nam giúp PNJ xây dựng thương hiệu nữ trang cao cấp.

Từ năm 2003 tới năm 2013, bà Dung giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Đông Á.
Từ năm 2005 đến năm 2011, bà vinh dự được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Năng lượng Đại Việt.
Từ năm 2004 đến năm 2016, Cao Thị Ngọc Dung là Chủ tịch hội đồng quản trị PNJ kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, đồng thời là cổ đông lớn nhất của PNJ. Và cũng trong năm 2016, bà được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất ở khu vực châu Á.
Theo như PNJ công bố kết quả kinh doanh tháng 6 và lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2021. Doanh thu thuần trong nửa đầu năm của PNJ đạt gần 11.640 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của hệ thống cũng đạt kỷ lục với 736 tỷ đồng.
Gia đình
Mẹ của Cao Thị Ngọc Dung là bà Trần Thị Môn, bà là một trong những cổ đông lớn của PNJ với việc sở hữu 269,503 cổ phiếu PNJ.
Bà Cao Thị Ngọc Dung kết hôn với ông Trần Phương Bình. Chồng của bà từng đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng tín dụng ngân hàng Đông Á. Vợ chồng nữ doanh nhân có 3 người con gồm Trần Phương Ngọc Giao, Trần Phương Ngọc Thảo và Trần Phương Ngọc Hà.
Vào năm 2016, chồng của bà bị truy tố về những sai lầm trong công tác điều hành và quản lý ngân hàng Đông Á. Ông Trần Phương Bình bị tòa kết án tù chung thân và phải bồi thường số tiền hơn 2700 tỷ đồng.

Những biến cố trong cuộc đời
Trong những năm làm việc tại PNJ, bà luôn cố gắng nỗ lực, cống hiến và làm việc hết mình mà bất chấp cả sức khỏe của mình. Đến cuối năm 2000, Cao Thị Ngọc Dung được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư lúc bà đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.
Chính vì vậy, bà đã tạm gác lại công việc và chữa bệnh. Nhờ sự kiên trì, bà đã vượt qua được căn bệnh ung thư. Đứng giữa ranh giới tử thần, bà chia sẻ “Nếu bản thân cứ lo sợ thì tâm sẽ không bao giờ an được”. Chính khoảng thời gian bị bệnh đã giúp bà có thời gian nhìn lại cuộc đời mình, về con người, về mọi thứ xung quanh và bà chợt nhận ra rằng “Khi đối diện với căn bệnh ung thư bản thân chợt nhận ra, cuộc đời hơn thua nhau để làm gì, làm như điên “tối mặt tối mày” để làm gì?”
Trải qua biến cố đó, nhân sinh quan của bà cũng thay đổi, bà Dung luôn tự nhủ với bản thân phải luôn cố gắng sống sao cho xứng đáng với cuộc đời, không thể gục ngã trước những khó khăn, thách thức.
Kết
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc hiểu thêm phần nào về vị doanh nhân Cao Thi Ngọc Dung. Dù cuộc đời bà trải qua nhiều sóng gió và biến cố ập đến nhưng bà luôn cố gắng tích cực đón nhận và vượt qua nó. Mong rằng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ những bài viết tiếp theo và chúc bạn có một ngày vui vẻ bên người thân.
Biên tập : Phạm Hồng Nhung