>> Tiểu sử và sự nghiệp CEO Lưu Nga – Hãng thời trang cao cấp Elise
>> Lý Nhã Kỳ là ai ? Tiểu sử và sự nghiệp Chủ tịch Tập đoàn LYNK GROUP
Trần Đình Long là ai ? Những thông tin này của ông luôn được mọi người quan tâm và tò mò. Ông Trần Đình Long chính là người sáng lập ra công ty sản xuất thép lớn nhất nước. Ông đã là gì để tạo nên được một Hòa Phát lớn mạnh đến vậy? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
Trần Đình Long là ai ?
Trần Đình Long là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Hiện ông Trần Đình Long là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Ông được coi là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép Việt Nam.
Bằng sự thông minh, ham học hỏi và ý chí, khát vọng làm giàu đã giúp ông gặt hái thành công với sự nghiệp của mình. Năm 2018, ông Trần Đình Long được tạp chí Forbes vinh danh là tỷ phú USD giàu thứ 4 Việt Nam và xếp hạng 1756 thế giới.

Thông tin cơ bản về doanh nhân Trần Đình Long
Tên đầy đủ : Trần Đình Long
Ngày sinh : 22/02/1961
Quê quán : Hải Dương
Nơi sinh : Hà Nội
Quốc tịch : Việt Nam
Nghề nghiệp :
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát ( 1992 )
- Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát ( 1996 -2005 )
- Chủ tịch HĐQT công ty CP Tập đoàn Hòa Phát ( 2007 )
Vợ : Vũ Thị Hiền
Con : Trần Vũ Minh, Trần Huyền Linh
Tiểu sử về Chủ Tịch tập đoàn Hòa Phát – Trần Đình Long
Học vấn của doanh nhân Trần Đình Long
Ông Trần Đình Long từng là sinh viên và tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 1986.
Hành trình sự nghiệp ” bứt phá” trở thành thương hiệu số 1 Việt Nam ông Trần Đình Long
- Năm 1992, ông Long và người bạn thân Trần Tuấn Dương quyết định thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng vào sau 6 năm tìm hiểu về thị trường. Lúc đầu, công ty buôn bán nhập đồ cũ từ Nga. Sau đó, dần phát triển hơn và sự nghiệp của ông Long cũng chính thức bắt đầu từ đây.
- Sau đó, ông Long và bạn thân của mình đã gặp nhiều chuyện không suôn sẻ nên đã phải thực hiện chuyến đi xuất ngoại và bôn ba qua các nước như Malaysia, Đài Loan, Singapore để tìm hiểu nguồn hàng, thị trường,…, trải qua những ngày tháng khó khăn và gian khổ.
- Năm 1996, do nhập nguyên liệu chi phí đắt, số lượng có hạn, việc vận chuyện trắc trở nên ông quyết định đầu tư sản xuất thép. Từ đó, tập đoàn thép Hòa Phát ra đời và phát triển.
- Đến năm 2007, tập đoàn Hòa Phát trở thành công ty thép hàng đầu Việt Nam.
- Năm 2007, Hòa Phát xây dựng với mục tiêu sẽ trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam. Ngày qua ngày Hòa Phát càng khẳng định được sự lớn mạnh của mình.

- 2016, Hòa Phát đã tăng trưởng 2 con số với tổng doanh thu đạt được lên đến 15.400 tỷ đồng.
- Năm 2017, Việt Nam bước lên vị trí số 1 về tiêu thụ thép tại khu vực các nước Đông Nam Á với vai trò là một trong những doanh nghiệp sản xuất thép.
- Đến cuối năm 2019, lượng sản xuất và bán hàng của thép xây dựng Hòa Phát đạt kỉ lục cao nhất từ trước đến hiện tại. Sản lượng thép cung cấp cho thị trường lên 300.000 tấn.
Đôi nét về gia đình ông Trần Đình Long
Ông có vợ tên là Vũ Thị Hiền.Tính Năm 2017, bà Vũ Thị Hiền giữ 110,522,391 cổ phiếu HPG với giá trị 4,492.7 tỉ đồng.
Ông có hai người con, lần lượt tên là Trần Vũ Minh và Trần Huyền Linh.
Hiện Trần Vũ Minh, con trai Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã mua thành công 5 triệu cổ phiếu HPG.
Số tài sản của “ông trùm” Hòa Phát sở hữu ?
Cổ phiéu
Năm 2020, ông Trần Đình Long có 864,000,000 cổ phiếu HPG, tương đương 26,08% vốn điều lệ Hoà Phát với giá trị 33,523.2 tỉ đồng
Máy bay
Năm 2010, ông Long mua một chiếc trực thăng] với giá gần 5 triệu USD ( gần 96 tỉ đồng ).
Năm 2011, ông mua một chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi thuộc sở hữu của riêng ông. Chiếc trực thăng này có thể bay chặng dài Hà Nội – Đà Nẵng.
Phần kết
Để có được sự thành công như bây giờ, ông Long cùng những cộng sự của mình đã phải bôn ba, trải qua những giai đoạn khó khăn, vất vả. Mong bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Cùng theo dõi 24tieusu.com để đọc thêm những doanh nhân có tiếng tại Việt Nam và thế giới.
Phạm Hồng Nhung