Tỷ phú Li Shufu hiện là người giàu thứ 10 tại Trung Quốc với tài sản 16,6 tỷ USD. Được biết, ông bắt đầu kinh doanh và lập nghiệp từ năm 18 tuổi. Trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, ông đã thành công và tạo dựng được sự uy tín thông qua thương hiệu ngành ô tô của mình. Cùng 24htieusu.com tìm hiểu chi tiết về vị tỷ phú này dưới bài viết sau đây.
Tỷ phú Li Shufu là ai ?
Ông Li Shufu sinh năm 1963 tại Taizhou, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đươc sinh ra trong một gia đình làm nông. Ông là một doanh nhân trong ngành sản xuất ô tô. Tập đoàn sản xuất ô tô quốc tế Geely của ông hiện là hãng sản xuất ô tô tư nhân lớn thứ hai tại Trung Quốc.
Trước đó, ông là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc và là một thành viên của ủy ban cố vấn chính trị cao cấp nhất Trung Quốc.

Bắt đầu sự nghiệp năm 18 tuổi ?
Năm 18 tuổi, ông mượn cha 120 tệ ( khoảng 100 Euro ngày nay ) để mua một máy chụp hình và bắt đầu làm việc như là một nhiếp ảnh gia. Dù là một chiếc máy ảnh cũ và rẻ tiền nhưng ông vẫn sử dụng thường xuyên. Nhờ đó mà khi còn trẻ, ông thể hiện được khả năng và kiến thức kinh doanh của mình.
Sau một thời gian, ông đã mua một chiếc “máy ảnh chuyên nghiệp” cùng một loạt thiết bị phụ kiện ánh sáng, đồ đạc và phông nền cho studio. Không lâu sau, ông mua bán đồ phế thải điện tử, rồi thành lập với bạn bè một hãng sản xuất tủ lạnh, rồi sản xuất xe gắn máy cho Đài Loan.
Quá trình sản xuất kinh doanh ô tô Geely
Năm 23 tuổi, ông đã phải chuyển sang thiết kế và sản xuất bộ phận cho tủ lạnh, và sớm có thể làm toàn bộ thiết bị linh kiện cho loại sản phẩm này. Ông thành lập một CTY có tên là Geely, trong tiếng Trung Quốc nó mang ý nghĩa là “may mắn”. Ông đã phải chuyển sang thiết kế và sản xuất bộ phận cho tủ lạnh, và sớm có thể làm toàn bộ thiết bị linh kiện cho loại sản phẩm này.
Năm 1989, ông Li đã quyết định tạm gác lại để nghỉ ngơi và giao việc kinh doanh cho hệ thống và chính quyền địa phương trước khi đến trường đại học. Năm 1993, ông thành lập công ty sản xuất xe máy đầu tiên của đất nước Trung Quốc và sớm từ bỏ để có thể nhảy vào ngành công nghiệp ôtô.
Tuy đã lên kế hoạch rõ ràng và chi tiết nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, tính toán chênh lệch và sự cạnh tranh mạnh mẽ về nguồn nhân lực, về tài chính, công nghệ,… trong ngành này. Vì thế, ông đã thất bại.
Đến khi Trung Quốc đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và cam kết mở rộng các ngành công nghiệp sản xuất trong nước thì vị doanh nhân 5X này không phải xin giấy phép thiết kế và sản xuất từ một một CTY khác, chính vì chính ông Li có thể tự làm việc đó.

Nâng tầm thương hiệu Vovle lên một đẳng cấp mới ?
Đến năm 2006, triển lãm Detroit Motor Show diễn ra Geely của ông gây được sự tò mò và chú ý nhiều tư các nhà sản xuất ô tô khác. Tuy vậy, Geely đã có màn trình diễn, thể hiện khá bình thường và không gây ấn tượng đặc biệt khi không có gì ngoài những chiếc sedan màu bạc nhỏ thó khi có giá bán dưới 10.000 USD.
Vào lúc đó, các kỹ sư khác đến xem và săm soi bên dưới nắp capo đều bịt mũi và bỏ đi. Sau đó, Geely đã chính thức rút lại kế hoạch chinh phục thị trường Mỹ sau màn trình diễn. Nhưng chừng đó không làm ông nhụt chí và tiếp tục tìm cách mua lại các thương hiệu ôtô của nước ngoài.
Chính vì thế, ông Li đã suy nghĩ về Volvo vào năm 2002 – ngay cả khi CTY chưa có một mẫu xe sản xuất thành công. Vào T8/2010, Geely chính thức mua lại Volvo từ thương hiệu Ford với số tiền 1,8 tỷ USD, thương vụ mua lại lớn nhất ở nước ngoài của một nhà sản xuất ôtô đất nước Trung Quốc.
Nhưng Ford sau khi mua CTY vào năm 2000 lại chọn thiết kế làm ưu tiên hàng đầu. Đó là một quyết định không đúng đắn vào thời điểm đó. Các đối thủ khác từ Nissan đến Mercedes-Benz đã nắm lấy thời sơ hở và vượt qua Volvo về công nghệ và tính an toàn. Lượng khách hàng của Volve cũng bị ảnh hưởng và giảm nghiêm trọng. May mắn thay sau mọt thời gian, tại hu vực châu Âu, Mỹ và Trung Quốc, Volvo dần tăng mạnh.

Đến năm 2017, doanh số bán hàng của nhãn hiệu xe ô tô Volvo tăng 7%, đạt hơn 500.000 xe, cao nhất trong suốt chiều dài lịch sử hình thành. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng 20%, do thị trường lớn nhất của Volvo là thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh.
Đến đầu năm 2018, ông Li trở thành cổ đông lớn nhất của Daimler với khoảng 9.7% cổ phần trị giá khoảng 7 tỷ Euro.
Lời kết
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian tham khảo bài viết về Tiểu sử doanh nhân. Nếu bạn đọc có thắc mắc gì đừng quên comment phía dưới cho chúng tôi biết.
Biên tập : Phạm Hồng Nhung